Sàn SPC là gì? Các đặc điểm của Sàn SPC
Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite) hay còn được gọi là SPC Flooring là một loại vật liệu lát sàn tương tự như sàn gỗ, gạch men, đá tự nhiên.
Tấm sàn SPC đang dần trở thành loại vật liệu phổ biến dần thay thế các lựa chọn khác như gạch ốp lát, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp. Bởi sàn SPC gần như mang tất cả các ưu điểm của các vật liệu khác trên thị trường như chống mối mọt, mục nát, chống trầy xước, chống thấm nước và dễ dàng lắp đặt, vệ sinh.
Vậy, thật ra sàn SPC là gì? Ưu nhược điểm của sàn nhựa SPC là gì? Ứng dụng của loại vật liệu này ra sao? Hãy cùng Kobler tìm hiểu qua bài viết sau.

Sàn SPC là loại vật liệu được nhiều người tin dùng.
1. Sàn nhựa SPC là gì?
Sàn nhựa SPC là một loại sàn nhựa Vinyl có chất liệu làm từ nhựa PVC kết hợp với lớp cốt bột đá vôi. Sự kết hợp giữa 2 chất liệu này đã cho ra đời một loại vật liệu lát sàn có độ mỏng nhẹ nhưng đàn hồi và chống nước 100% so với sàn gạch men, sàn gỗ, sàn đá tự nhiên.
Các nhà sản xuất tạo ra lõi SPC, với độ dày từ 3,2 đến 7 mm, bằng cách kết hợp bột đá vôi, Polyvinyl Clorua và các chất phụ gia chống giãn nở khác. Các nguyên liệu này sẽ được ép thành tấm dưới nhiệt độ và áp suất cao 2000lg/cm3. Tỷ lệ của các thành phần có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất khác nhau.
Vậy nên sàn nhựa SPC mỏng hơn sàn WPC vì chất liệu đá đặc hơn so với gỗ. Nhờ có lõi đá vôi, sàn SPC có độ bền cao, với thời gian bảo hành thông thường kéo dài 25 năm hoặc lâu hơn. Loại sàn này hiện đang được áp dụng phổ biến trong các khu vực thi công có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm,…
Cấu tạo
Sàn nhựa SPC có cấu tạo gồm 5 lớp phủ chồng lên nhau rất chắc chắn và bền bỉ, cụ thể gồm:
- Lớp phủ UV trong suốt
Đây là lớp trong suốt trên cùng của bề mặt sàn và được phủ một lớp UV. Lớp này có tác dụng ngăn cản sự tác động của tia UV lên kết cấu vật liệu, hạn chế tình trạng bị phai màu của các tấm sàn nhựa SPC.
- Lớp áo bảo vệ sàn (0,3 – 0,7mm)
Đây là lớp kế tiếp giúp bảo vệ tấm sàn trước sự tác động của môi trường bên ngoài. Chức năng chính của lớp này là giúp sàn chống thấm nước, chống trơn trượt, hạn chế trầy xước và bám bẩn, dễ dàng vệ sinh hơn,…
- Lớp film hoa văn (0,07mm)
Đây là một lớp có in các hoa văn để tạo nên màu sắc và vân họa tiết cho sản phẩm. Họa tiết thường gặp nhất là họa tiết vân gỗ với đủ các tông màu khác nhau. Đây cũng là lớp quyết định sự đa dạng và phong phú về mẫu mã cho sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn về vật liệu nội thất để phù hợp nhất với ngôi nhà của mình.
- Lớp cốt nhựa SPC (3 – 5,5mm)
Đây là lớp quan trọng nhất giúp sản phẩm có những đặc điểm ưu việt như chịu lực tốt, độ bền cao, kháng nước tuyệt đối, chống cháy lan hiệu quả,… Thành phần chính của lớp cốt là hỗn hợp gồm hạt nhựa Polyvinyl Clorua, bột đá vôi và chất phụ gia. Sau đó các nguyên vật liệu này được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để tạo thành lớp cốt nhựa.
- Lớp đế sàn
Đây là lớp nằm ở dưới cùng của tấm ván sàn và làm từ chất liệu nhựa tổng hợp. Lớp đế có tác dụng giúp sàn luôn ổn định, cân bằng, chống tình trạng sàn cong vênh, co ngót. Ngoài ra còn mang lại khả năng cách âm tốt cũng như ngăn chặn hơi nước bốc lên từ dưới nền nhà ảnh hưởng đến vật liệu.
Sau đây là hình ảnh mô tả chi tiết cấu tạo 5 lớp của sàn SPC theo thứ tự đã liệt kê ở trên.

2. Sàn SPC floor có ưu nhược điểm gì?
2.1 Ưu điểm
Sau đây là 7 ưu điểm nổi bật nhất của tấm sàn SPC:
- Khả năng chống thấm hiệu quả
Với cấu tạo bao gồm lớp áo bảo vệ và lớp lót sàn. Nhờ có lớp áo bảo vệ, sàn SPC có khả năng chống thấm lại phần nước trên bề mặt sàn. Bên cạnh đó, lớp lót sàn ngăn SPC flooring phải tiếp xúc với phần hơi nước bốc lên từ đất, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Nhờ có 2 lớp cấu tạo, sàn SPC có khả năng chống thấm hiệu quả. Do đó, sản phẩm này rất phù hợp để ốp lát tại các địa điểm thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm,…

- Khả năng hạn chế trơn trượt
Sàn SPC chất lượng cao thường đạt đến mức độ chống trơn trợt giúp giảm thiểu nguy cơ trượt ngã và phù hợp cho việc sử dụng trong nhà vệ sinh, nhà bếp và hành lang nhà.
Mặt khác, giống như mọi loại sàn khác, sàn SPC vẫn có khả năng xảy ra tình trạng trơn trượt trong những điều kiện nhất định. Ví dụ như sàn dính dầu hoặc dung dịch làm bóng sàn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng trên nếu thường xuyên vệ sinh nhà.
- Có khả năng chống ẩm mốc
Tình trạng sàn nhà bị ẩm mốc bắt nguồn từ việc sàn bị ẩm kéo dài, tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển.
Với thiết kế 5 lớp bao gồm lớp áo bảo vệ và lớp đế sàn, SPC flooring có khả năng chống ẩm mốc và kháng khuẩn hiệu quả nên thường được sử dụng ở những phòng thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm,…
- Dễ dàng vệ sinh, lắp đặt
Việc lắp đặt sàn nhựa SPC rất nhanh chóng và đơn giản nhờ kết cấu hèm khóa thông minh giúp các tấm ván dễ dàng liên kết chặt chẽ với nhau mà không cần nhờ đến keo dán hoặc đinh, ốc,… như các loại sàn khác. Mặt khác, vì được làm từ thành phần nhựa, không thấm nước và được xử lý đặc biệt nên bề mặt của sàn rất trơn bóng, nhẵn mịn, hạn chế bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh hơn.

- Sàn SPC có độ bền cao, chống mài mòn
Sàn SPC có độ bền cao hơn khi so sánh với các loại vật liệu lát sàn khác như sàn gỗ tự nhiên, gạch ốp lát, gạch men,.. Khi chịu tác động của ngoại lực, loại sàn này không chỉ không bị biến dạng mà còn nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.
Điều đó là vì sàn SPC được thiết kế với lớp phủ bảo vệ được xử lý đặc biệt bằng công nghệ cao. Nhờ đó, sàn có khả năng chịu lực tốt và không bị mài mòn khi có lực tác động. Vì thế, đây là loại vật liệu bạn nên cân nhắc để sử dụng cho gia đình, đặc biệt nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng.
- Có tính thẩm mỹ cao
Sàn SPC được thiết kế với các họa tiết vân gỗ hết sức nổi bật và tinh tế. Các đường vân này được đánh giá có độ tương đồng cao với vân gỗ tự nhiên, thậm chí còn có độ sáng bóng vượt trội hơn hẳn.
Ngoài ra màu sắc của các tấm sàn SPC cũng rất đa dạng từ tông màu ấm đến màu lạnh. Nhờ vậy mà khách hàng có thêm nhiều lựa chọn về màu sắc và họa tiết để chọn được sản phẩm phù hợp với sở thích và tổng thể thiết kế căn nhà của mình.
- Trọng lượng nhẹ hơn so với sàn gỗ tự nhiên
Một ưu điểm khác của sàn nhựa SPC là có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với sàn gỗ tự nhiên. Sàn SPC có độ dày từ 3.2 – 7mm, trọng lượng mỗi mét vuông chỉ khoảng 2 – 7,5kg, ít hơn 10% so với sàn gỗ tự nhiên. Đây là lợi thế khi sử dụng sàn SPC trong xây dựng trong các tòa nhà cao tầng, đặc biệt là cải tạo lại các tòa nhà cũ.
- Là vật liệu “xanh”, thân thiện với môi trường
Sàn SPC được làm từ nhựa nguyên sinh, vật liệu bột đá tự nhiên và các phụ gia đã qua kiểm định nên hoàn toàn thân thiện với môi trường. Hơn thế nữa, sàn SPC không chứa các chất VOC’s như formaldehyde, kim loại nặng, chất gây ung thư,… và không gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
2.2 Nhược điểm
Bên cạnh 7 ưu điểm kể trên, sàn SPC vẫn có những khuyết điểm như:
- Giá thành sản phẩm tuy rẻ hơn so với các loại sàn truyền thống như sàn gạch, sàn gỗ nhưng vẫn cao hơn sàn nhựa thông thường.
- Trong thành phần sản phẩm có nguyên liệu bột đá nên trọng lượng sẽ nặng hơn một chút so với các loại sàn nhựa khác.
- Nền thi công cần được xử lý cẩn thận, bằng phẳng nếu không sẽ làm cho sàn dễ bị hư hỏng và lệch hèm khóa.
- Bề mặt sàn SPC được thiết kế và gia công với các họa tiết thẩm mỹ, tinh tế nhưng vẫn không có cảm giác thoải mái bằng sàn gỗ tự nhiên.
- Thích hợp sử dụng cho các không gian bên trong nhà hơn là không gian ngoài trời. Vì sản phẩm có thể bị phai màu ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Sàn SPC được ứng dụng như thế nào trong thiết kế xây dựng?
Vậy với những ưu và nhược điểm trên, sàn SPC được ứng dụng trong thiết kế xây dựng như sau:
- Sử dụng trong nhà ở dân dụng: Sản phẩm phù hợp để ốp sàn tại phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,… Ngoài ra các vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước và có độ ẩm cao như nhà tắm hay nhà vệ sinh cũng có thể sử dụng vì sàn SPC chống chịu nước tốt.
- Sử dụng trong các không gian công cộng: Dùng để lót sàn của trung tâm thương mại, shop quần áo, phòng tập gym,… nơi có nhiều người đi lại vừa làm tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho không gian lại vừa không lo tình trạng mài mòn, trầy xước.
- Sử dụng trong các công trình nhà nghỉ, khách sạn, resort: vì sản phẩm có khả năng cách âm và giảm tiếng ồn hiệu quả, đi kèm với thiết kế đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp với các không gian sang trọng, tinh tế.
- Sử dụng trong nhà hàng, quán ăn, quán karaoke: Sàn SPC hiện nay được sử dụng nhiều cho các cửa hàng ăn uống, karaoke… nhờ những ưu điểm nổi bật như độ bền cao, khả năng chống trơn trượt và dễ dàng vệ sinh, không bị bạc màu với các chất vệ sinh, tẩy rửa.
- Sử dụng trong không gian công sở, văn phòng làm việc, trường học, bệnh viện: nhờ vào khả năng giảm tiếng ồn hiệu quả cùng các họa tiết đa dạng, nhiều màu sắc phù hợp với nhiều không gian thiết kế, sàn SPC rất thích hợp dùng để lót sàn tại các nơi cơ quan làm việc, trường học, bệnh viện…
Sàn SPC sử dụng được cho nhiều không gian.
Như vậy ZERISđã cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi sàn SPC là gì và những đặc điểm nổi bật của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về loại vật liệu lót sàn này và đưa ra lựa chọn ứng dụng phù hợp trong cuộc sống.
——————
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI
Dịch vụ chuyên nghiệp.
Freeship TP. HCM, Biên Hòa và một số khu vực tại Bình Dương
Bảo hành 01 năm – Bảo trì 05 năm
——————-
ZERIS – Make your dream happen
- Website: https://zeris.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/noithatzeris
- Email: zerisincons@gmail.com
- Hotline: 0784 24 25 26
- Office: 33 TL50, P. Thạnh Lộc, Q. 12, TP. HCM
- Factory: 12/3 TL50, P. Thạnh Lộc, Q. 12, TP. HCM